Khi mà máy trợ thính vẫn chưa đủ

Bạn đã có máy trợ thính nhưng vẫn khó nghe? Thiết bị cấy ghép thính giác có thể là câu trả lời.

Một người phụ nữ lớn tuổi ngồi ghế nói chuyện điện thoại

Bạn sẽ thấy những gì trên trang này

  • Cách nhận biết dấu hiệu máy trợ thính không còn hiệu quả.
  • Cách để thực hiện các bước tiếp theo để có được khả năng nghe tốt hơn.

Mất khả năng nghe dường như là một phần không thể tránh khỏi của quá trình lão hóa, đặc biệt là khi máy trợ thính ngày càng kém hiệu quả. Nếu điều này có vẻ giống tình trạng của bạn, điều quan trọng cần biết là máy trợ thính không phải là cách duy nhất để cải thiện khả năng nghe của bạn.

Duy trì khả năng nghe tốt nhất có thể được khi bạn già đi có thể có một số lợi ích cho sức khỏe tổng thể của bạn, với nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa mất thính giác và sự cô đơn.1,2

Vì vậy, nếu máy trợ thính của bạn không còn hiệu quả, điều quan trọng là phải hành động.

 

"Tôi nhận ra điều duy nhất mà máy trợ thính làm được cho tôi là tăng âm lượng. Tôi chỉ nghe thấy tiếng thì thào âm lượng lớn hơn. Điều đó khiến tôi bị cô lập và tôi đã từ bỏ tất cả những việc mà mình từng làm bởi vì lúc đó tôi đang không thể nghe được".

- Nina P, người dùng Cochlear™ Nucleus®

Các dấu hiệu cho thấy máy trợ thính không còn đủ hiệu quả

Với máy trợ thính, bạn có:

  • Gặp khó khăn khi nghe các cuộc trò chuyện, đặc biệt là với tiếng ồn xung quanh?

  • Phải yêu cầu mọi người nhắc lại những gì họ nói?

  • Không hiểu được những gì người khác nói?

  • Gặp khó khăn khi nghe điện thoại?

  • Tăng âm lượng trên TV hoặc radio lớn hơn mức mong muốn của người khác trong phòng không?

  • Cảm thấy mọi người cứ thì thầm khi họ nói chuyện?

  • Khó nghe được âm thanh của tự nhiên, như tiếng chim hót hay tiếng mưa rơi?

  • Đồng ý, mỉm cười hoặc gật đầu khi đang nói chuyện mặc dù không hiểu người khác đang nói gì?

  • Rút lui khỏi cuộc trò chuyện vì quá khó nghe?

  • Đọc khẩu hình để hiểu người khác đang nói gì?

Nếu bạn trả lời có cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này, thì một thiết bị trợ thính, như thiết bị cấy bên trong ốc tai hoặc thiết bị cấy ghép dẫn truyền đường xương, có thể là câu trả lời.

 

Tìm một chuyên gia về thiết bị cấy ghép thính giác ở gần bạn

Hình ảnh M

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ với Cochlear

Tiếp

Điều khoản miễn trừ

Vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế về phương pháp điều trị khiếm thính. Kết quả có thể khác nhau và chuyên gia y tế sẽ tư vấn cho bạn về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả. Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng. Không phải tất cả các sản phẩm đều sẵn có tại tất cả các quốc gia. Vui lòng liên hệ với đại diện Cochlear tại địa phương của bạn để biết thông tin về sản phẩm.

Để có danh sách đầy đủ các nhãn hiệu thương mại của Cochlear, vui lòng truy cập trang Điều khoản sử dụng của chúng tôi.

Các quan điểm được thể hiện là quan điểm của cá nhân. Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế của bạn để xác định xem bạn có phù hợp cho công nghệ Cochlear hay không.

Tham khảo

  1. Contrera K, Sung Y, Betz J, Li L, Lin F. Change in loneliness after intervention with cochlear implants or hearing aids. The Laryngoscope. 2017;127(8):1885-1889.
  2. Rutherford B, Brewster K, Golub J, Kim A, Roose S. Sensation and Psychiatry: Linking Age-Related Hearing Loss to Late-Life Depression and Cognitive Decline. American Journal of Psychiatry. 2018;175(3):215-224.