Các dấu hiệu mất thính lực ở trẻ em

Nếu bạn nghĩ rằng con mình bị mất thính lực, bạn nên tìm hiểu một số vấn đề.

Một bé gái dùng Thiết bị cấy bên trong ốc tai đang vẽ bằng bút chì màu

Bạn sẽ thấy những gì trên trang này

  • Các dấu hiệu mất thính lực ở trẻ em.
  • Các cột mốc phát triển khả năng nói ở trẻ em.

Dấu hiệu mất thính lực không phải lúc nào cũng rõ ràng. Đây là những dấu hiệu cần chú ý, và một hướng dẫn về sự phát triển thính giác và lời nói ở trẻ nhỏ.

"Nếu chúng tôi không nói với bạn bè của con rằng con có thiết bị cấy bên trong ốc tai, mọi người sẽ biết điều đó vì con phát âm rất tốt. Con diễn đạt rất tốt.”

- Mẹ của Grace T, người dùng thiết bị cấy Cochlear™

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng mất thính lực ở trẻ em được phát hiện qua xét nghiệm ngay sau khi sinh. Nhưng cũng có các trường hợp khó xác định.

Bạn có thể không biết liệu con mình có bị mất thính lực hay không - nhất là khi con chưa bắt đầu nói. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải hiểu các dấu hiệu và triệu chứng ngay bây giờ, để bạn có thể sẵn sàng hành động.

Một số dấu hiệu có thể có của mất thính lực ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi

  • Không phản ứng với âm thanh lớn.

  • Không tìm kiếm hoặc phát hiện nơi phát ra âm thanh.

  • Đã dừng bập bẹ và không thử tạo ra âm thanh.

  • Vẫn còn bập bẹ nhưng không tiếp tục phát triển lời nói dễ hiểu hơn.

  • Không phản ứng với giọng nói, ngay cả khi bị giữ lại.

Các độ tuổi và giai đoạn mà trẻ em thường học nghe và nói1

Biết thêm về các mốc phát triển thính giác và lời nói có thể hữu ích. Hãy dùng các hướng dẫn này để hiểu rõ hơn về sự tiến bộ của con bạn:

Tuổi

Khả năng nghe và hiểu

Lời nói và ngôn ngữ

Từ lúc sinh đến ba tháng tuổi

  • Giật mình vì âm thanh lớn

  • Cười khi người khác nói với mình

  • Có vẻ nhận ra giọng của cha mẹ và dịu đi nếu đang khóc

  • Thay đổi cách bú mẹ khi có tiếng động

  • Phát âm ê a

  • Thay đổi tiếng khóc theo các nhu cầu khác nhau

  • Cười khi nhìn thấy cha mẹ

4-6 tháng

  • Đảo mắt về hướng của tiếng động

  • Phản ứng với sự thay đổi của tông giọng của bạn

  • Nhận ra các đồ chơi phát ra tiếng động

  • Chú ý đến âm nhạc

  • Các tiếng bập bẹ bắt đầu giống với lời nói hơn

  • Thể hiện sự vui mừng và khó chịu bằng âm thanh

  • Phát ra âm thanh ầm ừ khi ở một mình và khi chơi với bạn

7 tháng - 1 tuổi

  • Thích các trò chơi như ú òa và vỗ tay

  • Quay đầu để nhìn về hướng của tiếng động

  • Lắng nghe khi người khác nói với mình

  • Nhận biết các từ cho các vật dụng phổ biến như "cốc", "giày"

  • Bập bẹ các loạt âm thanh ngắn và dài

  • Dùng lời nói hoặc âm thanh khác tiếng khóc để gây sự chú ý

  • Bắt chước các âm thanh lời nói khác nhau

  • Phát âm một các từ lặp ("bai bai", "dada", "mama"), mặc dù có thể không rõ ràng

1-2 năm

  • Chỉ vào một vài bộ phận cơ thể khi được hỏi

  • Thực hiện các lệnh đơn giản và hiểu các câu hỏi đơn giản

  • Nghe những câu chuyện, bài hát và bài đồng dao đơn giản

  • Chỉ vào ảnh trong sách khi được đặt tên

  • Nói nhiều từ hơn sau mỗi tháng

  • Sử dụng các câu hỏi có một đến hai từ (như "mèo đâu?")

  • Ghép hai từ lại với nhau (như “thêm bánh”)

  • Dùng nhiều phụ âm khác nhau ở đầu từ

Hãy nhớ rằng, một số trẻ có thính giác bình thường vẫn có thể chậm đạt được các mốc này. Nếu bạn có lo lắng, bạn nên nói chuyện với chuyên gia y tế của con bạn càng sớm càng tốt.

Một số dấu hiệu có thể có của mất thính lực ở trẻ trong độ tuổi đi học

  • Không thực hiện các câu nói đơn giản, như "lấy giày của con" hoặc không hiểu các hướng dẫn đơn giản.

  • Dễ bị thất vọng hoặc gặp khó khăn trong giao tiếp.

  • Chậm phát triển kỹ năng nói và giao tiếp.

  • Phụ thuộc vào việc đọc khẩu hình.

  • Mệt mỏi cuối giờ học vì cố gắng tập trung để hiểu lời nói.

Bạn phải làm gì nếu con của bạn bị mất thính lực

Việc đầu tiên là đến gặp bác sĩ của con bạn và nói với họ về những lo lắng của bạn. Bác sĩ có thể kiểm tra tai con bạn và có thể đưa ra phương án xử lý.

Nếu máy trợ thính truyền thống không thể giúp con bạn, con có thể dùng các giải pháp hỗ trợ nghe khác, như thiết bị cấy bên trong ốc tai và thiết bị cấy ghép dẫn truyền đường xương.

Tìm một chuyên gia về thiết bị cấy ghép thính giác ở gần bạn

Điều khoản miễn trừ

Vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế về phương pháp điều trị khiếm thính. Kết quả có thể khác nhau và chuyên gia y tế sẽ tư vấn cho bạn về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả. Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng. Không phải tất cả các sản phẩm đều sẵn có tại tất cả các quốc gia. Vui lòng liên hệ với đại diện Cochlear tại địa phương của bạn để biết thông tin về sản phẩm.

Để có danh sách đầy đủ các nhãn hiệu thương mại của Cochlear, vui lòng truy cập trang Điều khoản sử dụng của chúng tôi.

Các quan điểm được thể hiện là quan điểm của cá nhân. Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế của bạn để xác định xem bạn có phù hợp cho công nghệ Cochlear hay không.

Tham khảo

  1. Speech and Language Developmental Milestones [Internet]. NIDCD. 2018 [Trích dẫn ngày 13 tháng Chín, 2018]. Đăng tại: https://www.nidcd.nih.gov/health/speech-and-language